Cách Tính Phụ Cấp Thâm Niên Vượt Khung

MỤC LỤC VĂN BẢN
*

BỘ LAO ĐỘNG ********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ********

Số: 11-LĐ/LL

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 1986

THÔNG TƯ

I.MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA

Thực hiện chế độ phụcấp thâm niên vượt khung nhằm khuyến khích công nhâm viên chức đã đạt đến bậccao nhất của khung lương cấp bậc hoặc chức vụ yên tâm làm việc tích luỹ và pháthuy những kiến thức và kinh nghiệm công tác để tiếp tục làm tốt hơn nhiệm vụ,chức trách được giao.

II.ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG PHỤ CẤP THÂM NIÊN VƯỢT KHUNG

III.NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG PHỤ CẤP THÂM NIÊN VƯỢT KHUNG

Căn cứ vào nguyên tắc:"Làm công việc gì, chức vụ gì thì hưởng theo công việc ấy, chức vụ ấy, khithay đổi công việc, thay đổi chức vụ thì hưởng lương theo công việc mới, chức vụmới không bảo lưu lương cũ" , việc áp dụng phụ cấp thâm niên vượt khungcho công nhân, viên chức đang làm việc tại các xí nghiệp, cơ quan Nhà nước đượcquy định như sau:

1. Đối với công nhân được hửlương theo 5 thang lương từ A1 đến A5 ghi trong phụ lục kèm theo Nghị định số235-HĐBT, thì dựa vào nghề đang làm việc và khung lương của mỗi nghề quy địnhtheo các bản tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật hiện hành để áp dụng:

a) Nếu đã hưởng lương bậc cao nhấtcủa khung lương nghề đủ 5 năm thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

Bạn đang xem: Cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung

b) Nếu đang hưởng phụ cấp thâm niênvượt khung của nghề này, khi chuyển hẳn sang nghề khác thì chỉ khi đã hưởng bậclương cao nhất của khung lương nghề mới đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấp thâmniên vượt khung, mà không tiếp tục hưởng phụ cấp này của nghề cũ nữa.

Ví dụ: Một công nhân tiện đanghưởng bậc lương cao nhất của nghề tiện (bậc 7 là 370 đ khung lương nghề tiện từbậc 1 đến bậc 7), khi chuyển hẳn sang nghề khoan (khung lương từ bậc 1 đến bậc6) thì chỉ khi đã hưởng bậc lương cao nhất (bậc 6 là 343,5đ) của nghề khoan, mớiđược hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, mà không tiếp tục hưởng phụ cấp nàytheo nghề tiện.

2. Đối với công nhân hưởng lươngtheo các bảng lương từ B1 đến B15, thì dựa vào chức danh nghề đang làm và các bậclương quy định cho mỗi chức danh đó để áp dụng:

a) Nếu đã hưởng bậc lương cao nhấtcủa chức danh nghề đủ 5 năm, thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

b) Nếu đang hưởng phụ cấp thâmniên vượt khung của chức danh nghề này, khi chuyển hẳn sang chức danh nghềkhác, thì chỉ khi đã hưởng bậc lương cao nhất của nghề mới đủ 5 năm, mới đượchưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, mà không tiếp tục hưởng phụ cấp này của nghềcũ nữa.

Ví dụ : Một công nhân hưởnglương theo chức danh dẫn máy bậc 3 là 287đ (bảng lương B5), đang hưởng phụ cấpthâm niên vượt khung, khi chuyển hẳn sang hưởng lương theo chức danh trưởng dồn,thì chỉ khi hưởng lương bậc 3 là 325đ của chức danh trưởng dồn đủ 5 năm, mới đượchưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, mà không tiếp tục hưởng phụ cấp này theo chứcdanh dẫn máy.

c) Tuy nhiên, trong một số bảnglương nói trên, một số chức danh nghề có mức lương không chỉ phân biệt theo bậcmà còn phân biệt theo cấp, theo nhóm (nhóm trọng tải, nhóm tàu, nhóm công suất...),trong trường hợp này cách áp dụng như sau:

- Nếu đang hưởng phụ cấp thâmniên vượt khung của chức danh nghề ở nhóm dưới hoặc cấp dưới, khi chuyển nhómlên nhóm trên hoặc cấp trên, thì chỉ khi hưởng bậc lương cao nhất của nhóm trênhoặc cấp trên đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, mà khôngtiếp tục hưởng phụ cấp này theo nhóm cũ hoặc cấp cũ nữa.

Ví dụ: Một công nhân bậc 3: 310đnhóm xe tải dưới 2T (bảng 7) , đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, khichuyển hẳn lên lái xe nhóm 2T đến 5T, thì chỉ khi hưởng bậc 3: 330đ của nhóm xe2T đến dưới 5T, đủ 5 năm mới được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, mà khôngtiếp tục hưởng phụ cấp này theo nhóm xe dưới 2T.

- Nếu đang hưởng phụ cấp vượtkhung của nhóm trên hoặc cấp trên, khi chuyển hẳn xuống nhóm dưới hoặc cấp dưới,mà được xếp ngay vào bậc cao nhất của nhóm dưới hoặc cấp dưới, thì tiếp tục đượchưởng phụ cấp thâm niên vượt khung theo nhóm dưới.

Ví dụ: Một công nhân bậc 3: 330đcủa nhóm xe 2T đến dưới 5T (bảng 7) đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 5%,khi chuyển hẳn xuống lái xe nhóm dưới 2T, được xếp ngay bậc 3: 310đ, thì đượctiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 5% tính theo mức lương bậc 3: 310đ.

3. Đối với cán bộ lãnh đạo hưởnglương theo bảng C (cán bộ quản lý xí nghiệp); bảng lương D3/1 (cán bộ lãnh đạocác tổ chức sự nghiệp) ; bảng lương D3/2 (cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lýNhà nước), thì căn cứ vào chức vụ lãnh đạo đang giữ và các bậc lương của mỗi chứcvụ để áp dụng:

a) Nếu đã hưởng bậc lương cao nhấtcủa chức vụ lãnh đạo đang giữ đủ 5 năm, thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượtkhung.

b) Đối với các chức vụ lãnh đạonhư Viện trưởng, Viện phó, Hiệu trưởng trường đại học, v.v... hưởng lương theobảng lương có mức lương đặc biệt, thì nếu đã hưởng bậc lương liền kề dưới mứclương đặc biệt đủ 5 năm, thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. Trong khiđang hưởng mức lương này với phụ cấp thâm niên vượt khung mà có quyết định củacơ quan có thẩm quyền cho đương sự được xếp mức lương đặc biệt thì thôi khônghưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nữa. Đối với người hưởng mức lương đặc biệtkhi đã hưởng mức lương đặc biệt đó đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấp thâm niênvượt khung.

Xem thêm: Cách Nâng Cấp Microsoft Office 2007 Lên 2013, Nâng Cấp Office 2007 Lên Office 2010 Như Thế Nào

c) Nếu đang hưởng phụ cấp thâmniên vượt khung của chức vụ dưới hoặc hạng dưới mà được chuyển hẳn sang chức vụcao hơn hoặc hạng cao hơn, thì chỉ khi đã hưởng bậc lương cao nhất của chức vụmới, hạng mới đủ 5 năm mới được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, mà không tiếptục hưởng phụ cấp này theo chức vụ cũ, hạng cũ.

Ví dụ: Một Phó tổng giám đốcđang được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trên bậc lương 420đ (Bảng lươngC1) được chuyển lên hẳn làm Tổng Giám đốc, thì chỉ khi đã hưởng bậc lương caonhất của Tổng Giám đốc là 474đ đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấp thâm niên vượtkhung, mà không tiếp tục hưởng phụ cấp này theo bậc lương 420đ của Phó tổngGiám đốc. Tương tự cũng áp dụng như vậy đối với chức vụ lãnh đạo của các cơquan quản lý Nhà nước, các tổ chức sự nghiệp.

d) Đối với các chức vụ lãnh đạotrong bảng lương quy định chỉ có một bậc lương, thì khi đã hưởng bậc lương đó đủ5 năm cũng được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

đ) Nếu đang hưởng lương và phụ cấpthâm niên vượt khung theo chức vụ lãnh đạo, mà chuyển hẳn sang hưởng lương theochức danh kỹ thuật, nghiệp vụ, chuyên môn, thì không được hưởng phụ cấp thâmniên vượt khung theo chức vụ lãnh dạo nữa.

4. Đối với cán bộ, viên chức làmcông tác khoa học kỹ thuật, chính trị, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hoá, nghệthuật, pháp chế hưởng lương theo bảng D1 và D2 thì căn cứ vào các chức danhđang giữ và các bậc lương của mỗi chức danh để vận dụng có phân biệt trường hợpđã áp dụng hay chưa áp dụng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức:

a) Đối với các đơn vị đã áp dụngchức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức để thực hiện chế độ tiền lương mớicho các chức danh như nghiên cứu viên; nghiên cứu viên chính... (Bảng lươngD1/1); kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư chính (Bảng lương 1/2); cán sự, chuyên viên,chuyên viên chính... (Bảng lương D1/4) và các chức danh ở các bảng lương D1/5,D1/6, v.v... thì:

- Nếu đã hưởng bậc lương cao nhấtcủa chức danh đang giữ đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

Ví dụ: Theo chức danh tiêu chuẩnđã ban hành, một cán bộ đã hưởng bậc lương cao nhất theo chức danh cán sự(395đ) đủ 5 năm (Bảng D1/4), thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

- Nếu đang hưởng phụ cấp thâm niênvượt khung theo chức danh có trình độ dưới được chuyển lên chức danh có trình độcao hơn, thì chỉ khi đã hưởng bậc lương cao nhất theo chức danh có trình độ caohơn đó đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, mà không tiếp tụchưởng phụ cấp này theo chức danh cũ.

Ví dụ: Một nghiên cứu viên danghưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trên bậc lương cao nhất (505đ) ở bảng lươngD1/1 được chuyển lên chức danh nghiên cứu viên chính, thì chỉ khi hưởng bậclương cao nhất của nghiên cứu viên chính (596đ) đủ 5 năm, mới được hưởng phụ cấpthâm niên vượt khung, mà không tiếp tục hưởng phụ cấp này theo chức danh nghiêncứu viên.

b) Đối với các đơn vị chưa áp dụngchức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức nói trên để thực hiện chế độ tiềnlương mới, mà chỉ chuyển ngang lương cũ sang mức lương mới tương ứng thì chưaáp dụng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung.

c) Đối với cán bộ, viên chức quảnlý các trạm trại không hưởng lương theo chức vụ lãnh đạo, mà hưởng lương theocác chức danh kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn thì theo quy định ở các điểm (a,b) của mục 4 trên để vận dụng hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung.

IV.THỜI GIAN VÀ MỨC PHỤ CẤP ĐƯỢC HƯỞNG

1. Thời gian đểtính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung với mức 5% là phải đủ 5 năm tròn (60tháng), kể từ khi được hưởng bậc lương cao nhất của khung lương cấp bậc hoặclương chức vụ.

2. Từ năm thứ 6 trở đi, sau khiđủ một năm tròn (12 tháng), được cộng thêm 1% và không khống chế mức tỷ lệ phầntrăm tối đa.

3. Phụ cấp thâm niên vượt khungđược tính trên mức lương cấp bậc (bình thường, độc hại, đặc biệt độc hại) hoặctrên mức lương chức vụ đang giữ.

V. ĐIỀU KHOẢNTHI HÀNH

Trong quá trình thực hiện, nếucó gì vướng mắc đề nghị các Bộ, các ngành, các địa phương phản ánh về Bộ Lao độngđể nghiên cứu giải quyết.